Trang chủ Tiêu hoá Triệu chứng viêm loét dạ dày các giai đoạn và biểu hiện

Triệu chứng viêm loét dạ dày các giai đoạn và biểu hiện

275

Triệu chứng viêm loét dạ dày thường rất dễ nhận biết nhưng thường bị nhiều người coi nhẹ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến chứng của viêm loét dạ dày như thủng dạ dày, ung thư dạ dày,… ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, căn bệnh này hoàn toàn có thể được chữa khỏi mà không để lại hệ luỵ về sau. Tìm hiểu ngay về triệu chứng viêm dạ dày để can thiệp điều trị sớm nhất có thể.

Viêm loét dạ dày và các giai đoạn của bệnh

Viêm loét dạ dày hiện đang là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp nhất. Bệnh được hình thành từ những tổn thương, viêm sưng ở niêm mạc dạ dày. Lâu dần, những tổn thương này nặng hơn, bào mòn đến lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng khiến phần mô bên dưới lộ ra phát triển thành viêm loét dạ dày.

Bệnh được chia thành hai loại: viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính. Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng viêm dạ dày thể hiện thông qua những bất thường về hệ tiêu hóa, cụ thể:

  • Viêm dạ dày cấp tính: các triệu chứng xuất hiện đột ngột, rõ nét, diễn ra trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, hầu hết bệnh được phát hiện đều có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan không đi khám và điều trị trong giai đoạn này khiến bệnh dễ chuyển biến xấu, khó kiểm soát hơn.
  • Viêm dạ dày mạn tính là giai đoạn tiếp sau viêm dạ dày cấp tính nếu không được điều trị. Thời điểm này, dấu hiệu viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn, các tổn thương lan rộng, bệnh nhân dễ gặp các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả các cơ quan lân cận.

Để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu, hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ khi cơ thể phát ra những tín hiệu bất thường.

Triệu chứng viêm loét dạ dày biểu hiện

Triệu chứng viêm loét dạ dày thường đa dạng nhưng biểu hiện rõ rệt. Tuỳ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh, dấu hiệu có thể xuất hiện nhiều hơn, tác động mạnh hơn gây đau đớn và khó chịu. Bệnh thường biểu hiện thông qua:

  • Đau bụng vùng thượng vị: là dấu hiệu phổ biến nhất với cảm giác cồn cào, nóng rát vùng thượng vị. Cơn đau thường dữ dội hơn vào lúc bụng đói, vào ban đêm, có thể kéo dài đến vài giờ đồng hồ.
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, dạ dày khó chịu
  • Chán ăn, sút cân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Rối loạn tiêu hoá
Đau vùng thượng vị - dấu hiệu phổ biến nhất khi bị viêm loét dạ dày
Đau vùng thượng vị – dấu hiệu phổ biến nhất khi bị viêm loét dạ dày

Khi kích thước vết loét còn bé, bệnh có thể chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ. Tuy nhiên, hệ luỵ của việc không chữa trị kịp thời kết hợp với thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

Chính vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng viêm dạ dày nào, bạn nên khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Từ đó, việc hồi phục chức năng dạ dày, chữa lành triệt để tổn thương cũng dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân hình thành nên các triệu chứng viêm loét dạ dày không chỉ là yếu tố tâm trạng hay sinh hoạt, ăn uống như nhiều người thường nghĩ. Bệnh thường là kết quả của nhiều yếu tố tác động như:

  • Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP thường tấn công lớp niêm mạc dạ dày bằng cách tiết độc tố làm mất khả năng chống acid của niêm mạc. Tính acid ở dạ dày tăng lên gây ra viêm loét.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài: Do các loại thuốc này có tác dụng phụ gây ức chế, giảm hiệu quả bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Lâu dần, dạ dày bị tổn thương, hình thành các vết loét.
  • Tâm lý bất ổn, cơ thể thường xuyên ở trong các trạng thái tiêu cực như căng thẳng, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi,… tăng tiết dịch vị dạ dày cũng khiến lớp niêm mạc bị tổn thương
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày làm tăng tiết dịch vị.
  • Tăng tiết acid trong dạ dày: Có thể gặp phải do di truyền..
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Là một tình trạng hiếm gặp khiến dạ dày bị dư thừa acid.
  • Ngoài ra có thể kể đến một số nguyên nhân hiếm gặp: tự miễn, hoá chất,…
Vi khuẩn HP là một trong số những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong số những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng điển hình nhất là đối tượng tuổi trung niên với tỷ lệ người mắc lên tới 60% trong tổng số ca. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, lối sống thiếu lành mạnh, hay gặp các vấn đề căng thẳng cũng xuất hiện dấu hiệu viêm dạ dày nhiều hơn.

Chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày

Bên cạnh những triệu chứng viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, nội soi dạ dày để xác định tình trạng bệnh và chẩn đoán nguyên nhân hình thành bệnh.

  • Xét nghiệm máu, phân, hơi thở: nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu, kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn HP trong cơ thể
  • Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát dạ dày chi tiết hơn, dễ dàng đánh giá chính xác tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên, vi khuẩn HP có nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình nội soi do nếu sử dụng máy nội soi cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Chính vì vậy, nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân.

Để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh có thể:

  • Dừng, hạn chế thuốc giảm đau, kháng viêm để ổn định lại hệ thống enzym bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Dùng thuốc diệt vi khuẩn HP.
  • Tuân thủ lối sống khoa học, hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ chua cay.
  • Luyện tập thể dục, tránh lo lắng để không làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, để điều trị triệt để một cách nhanh nhất, an toàn nhất, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh việc tự ý  mua các loại thuốc tự điều trị tại nhà có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng với những thông tin và cách nhận biết các triệu chứng viêm loét dạ dày sớm để từ đó có thể giúp bạn biết cách phòng tránh, hoặc hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.