Trang chủ Sản phụ khoa Tư thế gội đầu cho bà bầu 3 tháng đầu như thế...

Tư thế gội đầu cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

775

Khi mang thai, những công việc vốn bình thường hàng ngày nay bỗng trở thành những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, trong đó phải kể đến những lúc gội đầu. Vậy đâu là tư thế gội đầu cho bà bầu vừa thuận tiện, dễ thực hiện mà lại đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc này của rất nhiều mẹ bầu qua bài viết dưới đây.

1. Lưu ý nên tắm gội vào buổi chiều

Trong giai đoạn đang mang thai, mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng khi tắm gội vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy tắm gội như thế nào cho đúng? Cần lưu  ý gì khi tắm gội không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua chia sẻ dưới đây:

Không tắm quá lâu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có  nhiều thay đổi về nội tiết gây cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Chính vì thế mà nhiều bà bầu rất thích thú mỗi khi được đi tắm vì cảm thấy cơ thể đang được thư giãn, mọi mệt mỏi như được xua tan.

Tuy nhiên, đa phần không gian phòng tắm thường khá chật chội, thêm vào đó việc bà bầu thường xuyên phải tắm nước nóng nên nếu tắm quá lâu thì các mao mạch dễ bị giãn nở khiến cho máu lên não không đủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Không tắm bồn mà thay bằng vòi hoa sen

Bầu nên tắm bằng vòi hoa sen

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, khi mang thai mẹ bầu không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm mà thay vào đó nên dùng vòi hoa sen mỗi lần đi tắm. Bởi việc ngâm mình thời gian dài trong nước dễ khiến cho vi khuẩn trên cơ thể xâm nhập vào âm đạo, gây các bệnh lý phụ khoa. Những viêm nhiễm này tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ dị tật, sinh non. Khi tắm bằng vòi hoa sen, tia nước phun trực tiếp lên cơ thể sẽ mang lại cảm giác thư giãn như đang được massage, khiến cho mọi mệt mỏi như được xua tan.

Không tắm gội với nước quá nóng hoặc lạnh

Khi mang bầu, cơ thể người mẹ trở nên rất nhạy cảm nên việc điều chỉnh nhiệt độ của nước sao cho phù hợp, an toàn với sức khỏe của mẹ và bé cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì:

Nước quá nóng sẽ làm thân nhiệt của người mẹ tăng cao, nhiệt độ nước ối cũng vì thế mà tăng cao khiến lượng oxy cung cấp cho thai nhi giảm đi. Thêm vào đó, nếu thường xuyên tắm với nước quá nóng cũng dễ khiến cho chỉ số huyết áp của người mẹ tăng lên, để lại những tác động xấu đối với sức khỏe của thai nhi.

Nước quá lạnh sẽ khiến bà bầu dễ bị cảm lạnh, căng thẳng thần kinh, thay đổi nhịp tim, huyết áp. Đặc biệt, khi nhiệt độ nước quá thấp, các mạch máu dưới da dễ bị co lại khiến cho máu khó lưu thông.

Theo các chuyên gia sức khỏe, nhiệt độ nước tắm lý tưởng nhất cho các mẹ bầu là vào khoảng 36 độ C, tương đương với thân nhiệt của một người bình thường. Do đó, khi pha nước nếu không có sẵn nhiệt kế trong nhà thì các mẹ có thể sử dụng cánh tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ của nước. Khi pha nước nên xả nước lạnh trước sau đó mới đổ từ từ nước nóng vào và điều chỉnh nhiệt độ của nước đến khi phù hợp.

Sau khi ăn no cũng không nên tắm

Không chỉ với mẹ bầu mà cả với những người khỏe mạnh cũng được khuyến cáo là không nên tắm ngay sau khi ăn no. Bởi khi ăn no, toàn bộ mạch máu trong cơ thể đều tập trung vào đường ruột để tiêu hóa thức ăn nên nếu đi tắm ngay thì lượng máu xuống khoang bụng sẽ không đủ để cung cấp cho hoạt động tiêu hóa gây ảnh hưởng đến dạ dày. Chính vì thế, mẹ bầu nên xây dựng thói quen đi tắm trước khi ăn hoặc nếu muốn tắm sau ăn vì sợ thức ăn ám mùi lên cơ thể thì cần nghỉ ngơi ít nhất 30 – 40 phút rồi mới đi tắm.

Không chà sát vùng nhạy cảm

Những vị trí được xem là vùng nhạy cảm của bà bầu sẽ bao gồm âm đạo, rốn, ngực, nách bởi khi mang thai do lượng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi nên những khu vực này rất dễ bị thâm, chảy mồ hôi và tiết nhiều dịch. Do đó mà các mẹ bầu thường nghĩ rằng phải vệ sinh, làm sạch thật kỹ mà không biết rằng khi tác động mạnh vào những khu vực này có thể gây kích thích tử cung và xương chậu làm tăng nguy cơ dọa sảy, sinh non. 

Mẹ bầu chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng những bộ phận này bằng các dung dịch vệ sinh có nguồn gốc thiên nhiên để làm sạch và phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa.

Tránh xa các loại hóa chất

Khi đang mang thai, bất kỳ một loại hóa chất, mỹ phẩm nào người mẹ sử dụng trên cơ thể cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 

Chính vì thế, để em bé luôn được an toàn, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các loại dầu gội, sản phẩm làm sạch da đầu có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại dầu gội làm sạch da đầu có chứa các thành phần độc hại cho thai nhi như paraben, sodium lauryl sulphate,… vì chúng có thể làm phá vỡ sự cân bằng hormon trong cơ thể. 

Đặc biệt, bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm, dầu gội đặc trị các vấn đề về da đầu như nấm, gàu,… vì đa phần các sản phẩm này đều có chứa kháng sinh.

Mẹ bầu có thể tự làm dầu gội từ các nguyên liệu dễ kiếm tại nhà như:

  • Quả bồ kết
  • Cỏ mần trầu
  • Tinh dầu từ vỏ bưởi, vỏ chanh, tinh dầu sả,…
  • Nước lá trà

Kết hợp tắm với các loại thảo dược cũng rất tốt

Tất cả những nguyên liệu này đều đã được các bà, các mẹ áp dụng từ đời này qua đời khác, không chỉ giúp làm sạch da dầu mà còn mang đến cho chị em một mái tóc chắc khỏe.

2. Tư thế gội đầu cho bà bầu

Dưới đây là một số tư thế an toàn khi tắm gội mà các mẹ bầu có thể tham khảo:

Không đứng hoặc ngồi xổm

Khi gội đầu, bà bầu không nên đứng hoặc ngồi xổm quá lâu vì dễ gây mất thăng bằng cũng như làm gia tăng áp lực lên tử cung, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, khi bụng ngày càng to lên sẽ gây chèn ép lên các mạch máu khiến cho người mẹ dễ bị tê bì, sưng phù chân tay nên đứng và ngồi xổm lại càng là những tư thế mà mẹ bầu cần tránh trong giai đoạn này. 

Thay vào đó, mẹ  bầu hoàn toàn có thể tự gội đầu tại nhà bằng cách cúi người, ngồi ghế gội bằng vòi hoa sen.

Nên nằm và có người khác hỗ trợ

Bầu khi tắm thì nên nằm và có người hỗ trợ

Khi kích thước của thai nhi đã phát triển lớn hơn, đặc biệt là ở những tháng cuối thì việc tự gội đầu sẽ trở nên khó khăn hơn đối với phụ mang thai. Do đó các mẹ nên nhờ chồng hoặc người nhà giúp hoặc đến các tiệm gội đầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. 

Trong trường hợp này, mẹ bầu nên lựa chọn tư thế nằm ngửa như khi đến các spa gội đầu để cơ thể được thư giãn cũng như giúp cho người gội dễ dàng thao tác hơn.

Không massage bấm huyệt khi gội đầu

Khi mang thai, nhất là ở những tháng cuối do bụng phát triển to ra khiến cho bà bầu cảm thấy rất khó khăn mỗi khi gội đầu nên thường lựa chọn những dịch vụ gội đầu gần nhà cho tiện. 

Hiện nay, đa phần các cơ sở gội đầu đều đi kèm với dịch vụ massage, bấm huyệt để giúp khách hàng cảm thấy thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm về huyệt đạo nên nếu không cẩn thận bấm nhầm huyệt rất dễ khiến mẹ và thai nhi rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như co giật, toàn thân lạnh toát, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là ngừng tim. 

Vì vậy, khi đi gội đầu, mẹ bầu nên hạn chế bấm huyệt hoặc nếu có thì cần đi đến cơ sở gần nhất khi cơ thể xuất hiện bất kỳ bất thường nào trong quá trình xoa bóp.

Hy vọng với những hướng dẫn tư thế gội đầu cho bà bầu cụ thể kể trên đã giúp các mẹ cảm thấy yên tâm hơn. Chúc mẹ bầu và bé luôn được khỏe mạnh, bình an trong suốt thai kỳ cho đến khi “lâm bồn”. Hãy đồng hành cùng Tổ hợp Y tế Mediplus để nhận thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về sức khỏe sinh sản mẹ nhé!